Sáng ngày 01/3/2024 (tức ngày 21 tháng Giêng năm Giáp Thìn) Dòng họ Nguyễn Thượng Đạt xã Đông Dương, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình long trọng tổ chức lễ giỗ tổ. Về dự lễ có các ông, bà trong Hội đồng Gia tộc, cùng đông đảo con cháu dòng Họ Nguyễn Thượng Đạt ở mọi miền tổ quốc đã về dự.
Theo gia phả ký dòng họ Nguyễn Thượng Đạt, cuối thế kỷ XVIII nước ta trị vì bởi các triều vua Lê trung hưng, các đời chúa Trịnh ở đàng ngoài, chúa Nguyễn ở đàng trong. Việc mở mang bờ cõi, lập ấp, di dân được chú trọng. Hưởng ứng phong trào đó Cụ Tổ Nguyễn Viết Thành đã rời Thanh Hóa chọn mảnh đất Thượng Đạt hiền hòa để lập nghiệp.
Đến đời thứ 3 cụ Nguyễn Bá Y được làm quan trong triều vua Lê Hiển Tông (1717-1786). Gia phả ghi “Cụ làm quan trong Triều Lê”[1]. Cụ được cấp đất và xây dựng Từ Đường Họ Nguyễn Thượng Đạt (Đất Vua, Từ Đường Họ). Từ Đường được các cụ nhiều đời truyền lại cho cụ Nguyễn Văn Túc (Đời 7), cụ Túc truyền lại cho con là cụ Nguyễn Văn Tích; cụ Tích truyền lại cho con là cụ Nguyễn Văn Tá; cụ Tá truyền lại cho con là ông Nguyễn Văn Hựu trực tiếp quản lý, trông nom, thờ phụng.
Họ Nguyễn Thượng Đạt là một dòng họ lớn trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Đến nay đã có 13 đời con cháu, chi làm 02 Đại chi (Đại chi I là con cháu cụ Tổ Nguyễn Viết Tài, Đại chi II là con cháu cụ tổ Nguyễn Viết Ban), nhiều phái, nhiều cành và nhiều nhánh. Nhiều từ tường của chi họ cũng đã được đầu tư xây dựng khang trang. Phần mộ Cụ Thủy tổ Nguyễn Viết Thành và 02 Cụ Tổ Nguyễn Viết Tài và Nguyễn Viết Ban vẫn được gìn giữ, xây dựng khang trang tại Nghĩa trang Nhân dân Mả Thìn. Công lao và sự nghiệp của các đức tiên tổ đã đi vào lịch sử của dòng họ, sự nghịêp vinh quang, đời đời phát triển, thể hiện sức lớn mạnh của con họ.
Truyền thống thường niên vào ngày 21 tháng Giêng lá vàng rơi về cội, cây cối đâm chồi nảy lộc, con cháu 13 đời hội tụ tại nhà thờ họ Nguyễn Thượng Đạt dâng hương, hoa và lễ vật lên tổ tiên để tỏ lòng thành kính, tri ân, ghi lòng tạc dạ công đức trời biển của tổ tiên có công sinh thành và giáo dưỡng….
Phát biểu tại lễ giỗ, Ông Nguyễn Trường Bưởi, Chủ tịch Hội đồng gia tộc đã biểu dương ghi nhận những đóng góp của con cháu họ Nguyễn Thượng Đạt với sự nghiệp giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương Đông Dương nói riêng và cả nước nói chung. Trong thời gian tới mong muốn con cháu họ Nguyễn Thượng Đạt tiếp tục phát huy truyền thống cha ông xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa chấp hành tốt các chủ trương đường lối chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước; xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài; tôn tạo và giữ gìn nhà thờ họ Nguyễn Thượng Đạt góp phần cùng với nhân dân xây dựng quê hương đất nước giàu mạnh.
Như thường lệ, lễ giỗ tổ Họ Nguyễn Thượng Đạt năm nay được tổ chức từ chiều ngày 20 tháng Giêng với phần cúng Phật và cúng cáo yết mời các Cụ Thủy tổ tối linh về dự lễ giỗ tổ, chứng giám cho tâm thành của các thế hệ con cháu nội ngoại. Ngày 21 tháng Giêng là ngày đại lễ rất trang nghiêm, thành kính với phần tế tổ của Đội tế nữ quan thôn Thượng Đạt, phần dâng hương hoa, lễ mặn của Hội đồng gia tộc cùng các con các cháu trong họ cùng nhau dâng hương bái tổ. Ông Nguyễn Văn Hựu quyền Trưởng Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng gia tộc thay mặt cho Hội đồng Gia tộc và các con cháu dâng hương, hoa để tạ ơn tiên tổ, cầu tiên tổ phù hộ, độ trì cho toàn thể con cháu, già trẻ trong dòng Họ Nguyễn Thượng Đạt đều được mạnh khỏe, bình an, tiến bộ, thành đạt, gia đình an ninh khang thái.
Trong Lễ giỗ tổ năm nay, Ban khuyến tài, khuyến học kính báo tiên tổ, thông báo trước tất cả thành viên và tặng giấy khen, quà cho các cháu đỗ đại học và các cháu đạt học sinh giỏi các cấp. Sau phần trao thưởng của Ban khuyến học, khuyến tài là phần thông tin Dự thảo tái bản Tộc phả và ra mắt Tộc phả điện tử https://nguyenthuongdat.com/ của Ban biên tập Tộc phả Họ Nguyễn Thượng Đạt sau gần một năm sưu tập và biên soạn. Bản dự thảo Tộc phả được Hội đồng gia tộc và các thành viên con cháu họ Nguyễn Thượng Đạt đánh giá cao về giá trị khoa học, đầy đủ, công phu, chi tiết, dễ tra cứu. Dự kiến Giỗ Tổ năm 2025 sẽ chính thức phát hành Tộc phả.
Lễ giỗ Tổ họ Nguyễn Thượng Đạt là một nghi thức thiêng liêng hàng năm đầy ý nghĩa nhân văn, gắn kết tình cảm huyết thống trong con dân của họ Nguyễn Thượng Đạt hướng về cội nguồn, cùng nhau đoàn kết gia tộc, đoàn kết với các chi trong họ. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tổ tiên.
[1] Cũng có vị trong Triều quyền quý – Thơ cụ Đồ Nguyễn Hồng Khoan
Category:
Tin tức
Chùa Keo thực ra là hai ngôi chùa song sinh, vì thế để phân biệt, người ta gọi ngôi chùa ở Thái Bình là “Keo trên”, phân biệt với “Keo dưới” ở Nam Định. Chùa Keo ngày nay được xây dựng từ thời vua Lê Trung Hưng năm 1632 theo lối kiến trúc “Nội công ngoại quốc” và tiền Phật hậu Thánh đặc trưng.

Toàn bộ chùa Keo Thái Bình. Ảnh: Thái Bình TV.
Khuôn viên chùa có diện tích hơn 41.500 mét vuông, gồm 16 tòa kiến trúc với 116 gian xây dựng. Trong chùa có 3 hồ lớn gồm hồ giữa tam quan ngoại và tam quan nội, hai hồ phía sau dãy hành lang Đông và Tây.

Ảnh: VOV.
Từ mặt đê đi xuống là tam quan ngoại. Men theo hồ sen hai bên tả, hữu là hai cổng tò vò, giữa là tam quan nội. Qua tam quan là khu thờ Phật gồm chùa ông Hộ, tòa thiêu hương và điện Phật. Phía trong khu thờ Phật là khu thờ Thánh. Khu thờ Thánh thờ Thiền sư Không Lộ, vị đại sư thời nhà Lý.

Chùa được bao quanh bởi hồ nước. Ảnh: VOV.
Điểm nhấn của chùa là gác chuông 3 tầng nguy nga bề thế. Hai dãy hành lang Đông và Tây nối từ chùa ông Hộ đến gác chuông gồm hàng chục gian nhà là nơi để Phật tử và du khách nghỉ chân. Nếu tính tam quan ngoại là điểm đầu, gác chuông là điểm cuối thì hai điểm này nằm trên một đường thẳng tạo nên sự đối xứng của chùa.

Ảnh: Lâm Tiệp.

Gác chuông được dựng trên một nền gạch xây vuông vắn. Ảnh: Báo Kiến thức.
Kiến trúc chùa Keo phân thành nhiều lớp đơn, kép có sự giãn cách khác nhau. Thường chùa Việt có một cổng tam quan, nhưng chùa Keo có đến hai tam quan. Tam quan ngoại được nâng lên thành một ngôi nhà hoàn chỉnh với ba gian hai chái, không có cửa, không có tường. Tam quan nội được thiết kế ba gian như một ngôi nhà có cửa.

Kiến trúc cổ kính nguyên vẹn. Ảnh: Van Tran Thai.
Đặc biệt, bộ cánh cửa của tam quan nội khi đóng lại tạo thành một tác phẩm khắc gỗ độc đáo. Bức phù điêu khắc họa “lưỡng long mẫu tử chầu nguyệt” với những nét chạm hình rồng và đao mác tua tủa vút lên, phần nào tái hiện lịch sử đất nước lúc bấy giờ.

Ảnh: Van Tran Thai.

Ảnh: Lâm Tiệp.
Mặc dù có kiến trúc tiền Phật, hậu Thánh nhưng khu thờ Thánh độc lập với khu thờ Phật, được ngăn cách bởi nhà giá roi, chứng tỏ tầm quan trọng của Thiền sư Không Lộ với đời sống tâm linh của người dân trong vùng.

Ảnh: Ha Manh Tien.
Gác chuông chùa Keo được xem là biểu tượng của tỉnh Thái Bình, không chỉ thể hiện chiều sâu văn hóa của mảnh đất, con người Thái Bình, gác chuông còn chứa đựng giá trị nghệ thuật kiến trúc độc đáo.

Ảnh: @hoa.
Sở dĩ gác chuông và các công trình gỗ khác của chùa vẫn còn nguyên vẹn đến ngày nay vì người xưa đã khéo léo kết nối các chi tiết với nhau bằng hệ thống mộng, kèo vô cùng chuẩn xác. Mộng gỗ là loại ghép nối nhằm truyền lực trực tiếp từ thanh này sang thanh khác không cần các vật trung gian.

Cửa tam quan nội. Ảnh: Tuan Nguyen.

Ảnh: Truss Liv.
Gác chuông có ba tầng, cao hơn 11m, diện tích hơn 70m vuông nhưng lại gây được ấn tượng đồ sộ bởi những hình khối, sự hài hòa của nhịp điệu và chi tiết. Mỗi tầng của gác chuông có 4 mái tỏa về 4 hướng, gợi hình ảnh một bông sen thanh thoát.

Ảnh: Quốc Khánh Huỳnh.
Gác chuông chùa Keo được xác lập kỷ lục là gác chuông bằng gỗ cao nhất Việt Nam. Gác chuông thu hút khách tham quan và các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa. Gác chuông hiện còn lưu giữ ba quả chuông đồng cổ, mỗi chuông nặng gần 2 tấn được đúc vào thế kỷ 17 và 18. Theo phong tục làng Keo, mỗi năm chuông chỉ được đánh vào đêm Giao thừa và hai lần khai hội.

Mộ tháp. Ảnh: Van Giang Nguyen.
Chùa Keo Thái Bình mang những yếu tố điển hình của di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, đây là địa điểm lý tưởng để du khách về chiêm bái, trút bỏ mọi gánh nặng lo toan thường nhật. Việc gìn giữ, phát huy các giá trị luôn được người dân và chính quyền coi trọng.
Không chỉ là quê hương của những làn điệu quan họ say đắm lòng người, Bắc Ninh còn là cái nôi của nền Phật giáo Việt Nam gắn liền với những ngôi chùa cổ có tuổi đời hàng trăm năm.
1. Chùa Phật Tích
Chùa Phật Tích còn gọi là Vạn Phúc Tự, được xây dựng từ năm 1057, dưới thời nhà Lý. Ngôi chùa sở hữu những công trình nổi tiếng như bức tượng Phật A Di Đà cao 27m nằm trên đỉnh núi từ thời nhà Lý, hay Tháp Quang Phổ đậm dấu ấn lịch sử. Nơi đây còn nhiều sảnh thờ đầy nét cổ kính và rất yên bình.

Với những giá trị lịch sử – văn hóa to lớn mà chùa Phật Tích sở hữu, năm 1962, Bộ Văn hóa đã ban hành Quyết định công nhận chùa Phật Tích là Di tích Lịch sử- Văn hóa.
Địa chỉ: núi Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
2. Chùa Dâu
Chùa Dâu được coi là công trình văn hóa tín ngưỡng có giá trị lịch sử về văn hóa hết sức lớn lao và sâu sắc, bao gồm giá trị lịch sử văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng và kiến trúc nghệ thuật.
Chùa gồm 4 dãy nhà liên kết với nhau tạo thành hình chữ nhật, bao quanh tiền đường, thượng điện và thiên hương. Nổi bật nhất ở đây là tháp Hoà Phong cao 17m xây bằng gạch cỡ lớn, bên trong có chuông đồng, khánh đồng. Cùng với một số chùa lân cận, chùa Dâu tạo nên một trung tâm Phật giáo lớn nhất của Việt Nam và khu vực.

Địa chỉ: xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
3. Chùa Bút Tháp
Chùa Bút Tháp còn có tên là Ninh Phúc Tự, cách trung tâm Hà Nội khoảng 25km về hướng Đông. Bút Tháp là một trong những ngôi chùa cổ và có kiến trúc độc đáo, có lịch sử gần 800 năm, là điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Trải qua 5 lần trùng tu, kiến trúc của chùa vẫn được giới chuyên môn đánh giá là ngôi chùa có kiến trúc quy mô hoàn chỉnh nhất còn lại ở Việt Nam.
Điều độc đáo của chùa Bút Tháp mà không đâu trên đất nước Việt Nam có được, đó chính là ngọn bảo tháp bằng đá, có tên là tháp Báo Nghiêm, giống như cây bút khổng lồ nổi bật giữa vùng đồng bằng rộng lớn.

Địa chỉ: thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
4. Chùa Tiêu
Từ lâu chùa đã nổi tiếng là chốn tu thiền và là một trong những trung tâm Phật giáo cổ của Việt Nam. Chùa Tiêu là nơi thờ Thiền sư Vạn Hạnh, người có công nuôi dạy Lý Công Uẩn, sau này khai lập vương triều nhà Lý.

Nơi đây có vườn tháp cổ, nơi đặt 14 bảo tháp thờ các vị sư đã từng trụ trì tại chùa. Không những vậy, ngôi chùa này còn gây ấn tượng với lối thiết kế cổ kính mang đậm nét kiến trúc của thời nhà Lý.

Năm 1991, chùa Tiêu được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa.
Địa chỉ: Phường Tương Giang, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
5. Chùa Hàm Long
Chùa Hàm Long được dân gian gọi là ngôi chùa nằm ở thế hàm rồng, với những cây cổ thụ cả trăm năm tuổi, cách Hà Nội khoảng 40km.
Chùa được lập ra năm 1115, vào thời nhà Lý bởi Hòa thượng Trịnh Thập. Sở dĩ có tên Hàm Long vì có núi Thần như một chiếc án thư che chắn cho ngôi nhà phía trước, bao bọc xung quanh là các ngọn núi Phụng Hoàng, Kỳ Lân, núi Rùa.

Chùa có kiến trúc cổ kính với những ngôi tháp rêu phong và mái chùa phủ màu thời gian, song vẻ u tịch của nó lại trái ngược hoàn toàn với cảnh đông đúc tấp nập của khách thập phương đến lễ chùa, cầu bình an. Hội chùa thường diễn ra vào ngày 14.2 âm lịch, năm 1988 chùa Hàm Long được công nhận là di tích lịch sử văn hóa.
Địa chỉ: phường Nam Sơn, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
6. Đền Đô
Đền Đô hay còn được gọi là Đền Lý Bát Đế, đây là nơi thờ tự 8 vị vua nhà Lý. Tuy đã trải qua nhiều lần tu sửa song ngôi đền này vẫn giữ được nét kiến trúc cổ kết hợp giữa phong cách cung đình và dân gian.
Đặc biệt, bên trái cổng chính của Đền ghi bức cuốn thư “Chiếu dời đô” của vua Lý Thái Tổ với đúng 214 chữ, ứng với 214 năm trị vì của 8 đời vua nhà Lý. Bên phải là bài thơ “Nam quốc sơn hà” hào hùng được coi như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.

Đền Đô được Chính phủ công nhận là di tích lịch sử – văn hóa ngày 25/1/1991. Năm 2014, nơi đây cùng với các khu lăng mộ của các vua nhà Lý đã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.
Địa chỉ: Phường Đình Bảng, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
7. Chùa Linh Ứng
Chùa Linh Ứng hay còn gọi là chùa Ngọc Khám là một trong những danh lam cổ Tự có quy mô lớn trong vùng. Chùa được khởi công xây dựng ở thời Trần, tuy nhiên thời kì kháng chiến chống Pháp chùa đã bị phá hủy hoàn toàn, chỉ còn sót lại 3 bức tượng đá. Chùa Ngọc Khám hiện nay được tái dựng lại trên nền chùa cũ vào năm 1986, gồm các công trình như: Tam Bảo, Tam Quan và hai dãy nhà hành lang, mỗi bên 6 gian.

Sau nhiều lần chùa bị phá hủy, 3 pho tượng Tam thế được tạc bằng chất liệu đá xanh vẫn còn nguyên vẹn. Văn bia tại chùa ghi lại rằng, tượng Tam Thế chùa Linh Ứng được tạo tác vào thế kỷ XVII, thời vua Lê Trung Hưng có chiều cao cả bệ khoảng 2,7m. Ba pho tượng đá cổ xưa và khu di tích chùa Linh Ứng ngày nay đã được Nhà nước công nhận và xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa từ năm 1981, đến cuối năm 2013, 3 pho tượng đá Tam thế đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định công nhận là bảo vật quốc gia.
Địa chỉ: Thôn Ngọc Khám, xã Gia Đông, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.